Sơ đồ đấu dây máy phát điện 1 pha, 3 pha như thế nào?
Máy phát điện là công cụ đảm bảo việc sản xuất, kinh doanh của các nhà xưởng, xí nghiệp được diễn ra một cách suông sẽ. Bài viết này sẽ chia sẻ cho các bạn sơ đồ đấu dây máy phát điện 1 pha, 3 pha để các bạn có thể hiểu kỹ về máy phát điện hơn nhé!
1. Máy phát điện 1 pha là gì?
Máy phát điện xoay chiều 1 pha được cấu tạo bởi 2 bộ phận chính:
- Roto (phần chuyển động): bao gồm hệ thống các nam châm điện, các nam châm mắc xen kẽ nối tiếp nhau 1 cực bắc và 1 cực nam gọi là các cặp cực
- Stato (phần tĩnh): bao gồm các cuộn dây giống nhau cố định trên vòng tròn.
Khi roto quay, từ trường thông qua cuộn dây biến thiên, trong cuộn dây xuất hiện suất điện động cảm ứng, suất điện động này được đưa ra ngoài để sử dụng.
Động cơ máy phát điện 1 pha có khả năng đồng bộ cực kỳ tốt. Chúng có thể tự điều chỉnh được tốc độ, độ rộng, cường độ dòng điện, điện áp thông qua bộ điều chỉnh điện áp mà cấu trúc mạch lực, mạch điều khiển đơn giản hơn và đồng thời lại đạt được chất lượng cao.
Sơ đồ đầu nối máy phát điện 1 pha
2. Máy phát điện xoay chiều 3 pha
Máy phát điện xoay chiều 3 pha cấu tạo gồm stato có ba cuộn dây riêng rẽ, hoàn toàn giống nhau quấn trên ba lõi sắt đặt lệch nhau 120 độ trên một vòng tròn, rôto là một nam châm điện.
a) Máy phát điện xoay chiều 3 pha là gì?
Khi rôto quay đều, các suất điện động cảm ứng xuất hiện trong ba cuộn dây có cùng biên độ, cùng tần số nhưng lệch nhau về pha là 2π/3.
Nếu nối các đầu dây của ba cuộn với ba mạch ngoài (ba tải tiêu thụ) giống nhau thì ta có hệ ba dòng điện cùng biên độ, cùng tần số nhưng lệch nhau về pha là 2π/3.
b) Sơ đồ máy phát điện xoay chiều 3 pha
- Mắc hình sao: Ba điểm đầu của ba cuộn dây được nối với 3 mạch ngoài bằng 3 dây dẫn, gọi là dây pha. Ba điểm cuối nối chung với nhau trước rồi nối với 3 mạch ngoài bằng một dây dẫn gọi là dây trung hòa.
- Mắc hình tam giác: Nếu máy có p cặp cực và rô to quay n vòng trong 1 giây thì f = np.
>> Xem thêm: Máy phát điện 3 pha
3. Công suất liên tục của máy phát điện là gì?
Khi tìm mua máy phát điện, điều đầu tiên bạn cần chú ý là xác định công suất máy. Tùy vào nhu cầu sử dụng điện dự phòng mà có thể lựa chọn máy phát điện có công suất phù hợp. Mỗi loại máy phát điện đều có 2 loại công suất là: công suất liên tục và công suất dự phòng. Hiệp Phát Power là đơn vị chuyên cung cấp và cho thuê máy phát điện uy tín và chất lượng.
a) Công suất liên tục ( Prime Power)
Công suất liên tục là công suất của máy có khả năng cung cấp liên tục, không giới hạn số lần chạy mỗi năm, với các quy trình và bảo dưỡng được tiến hành theo quy định của nhà sản xuất.
Công suất này cho phép máy chạy liên tục 24/24, thường được quy định bởi nhà sản xuất, công suất này được dùng cho các thiết bị có tải ổn định.
b) Công suất dự phòng (Standby Power)
Công suất dự phòng là công suất tối đa mà máy có thể đáp ứng dưới điều kiện hoạt động định kỳ. Những máy phát điện có khả năng cung cấp tải trong trường hợp mất điện hay trong điều kiện chạy 200 giờ mỗi năm, với các quy trình bảo dưỡng được tiến hành theo định kỳ.
Công suất đầu ra cho phép trong vòng 24 giờ chạy máy không vượt quá 70% tải. Đây là công suất cực đại được định nghĩa theo tiêu chuẩn ISO 8528-3.
>> Quý khách xem thêm: Cách tính công suất máy phát điện
CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT NĂNG LƯỢNG HIỆP PHÁT
Địa chỉ: 88/14/7 Đường số 6, Phường Linh Xuân, Quận Thủ Đức, TP.HCM
Kho hàng: 86 Quốc lộ 1A, Khu phố 6, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức
Điện thoại: 0933 595 626 (Mr. Tuấn)